Friday, June 19, 2015

Sau khi hiến máu cần làm gì để bồi bổ sức khỏe

Sau khi hiến máu tăng một số dinh dưỡng thích đáng, dùng chút thịt nạc, trứng gà, chế phẩm đậu, rau cải và trái cây tươi, thúc đẩy các thành phần máu càng nhanh hồi phục. Thế nhưng, không nên ăn uống vô độ, cũng không được uống rượu. Chỉ cần ăn uống khoa học hợp lý, có giá trị dinh dưỡng, ngon miệng, vừa đủ, thoải mái, trong thời gian ngắn sẽ hồi phục phần máu mất đi.

Chú ý nghỉ ngơi: 1 - 2 ngày sau khi hiến máu nên chú ý nghỉ ngơi, tốt nhất đảm bảo hằng ngày có giấc ngủ hơn 8 giờ. Sau khi hiến máu không lao động thể lực và tập luyện quá mức, cho bản thân cơ thể có một quá trình thích ứng; ít làm công việc tổn thần như học bài, đọc sách, xem tivi, lướt web, nghỉ ngơi tốt sẽ tương đương với việc dùng thuốc bổ. Sau khi hiến máu nên uống nhiều nước, để bổ sung phần nước bị mất; cũng có thể uống nước đường tán, để đạt mục đích bù chất sắt, tạo máu.
Xem thêm: cay co mau
http://caycomau.com/wp-content/uploads/2014/04/cay-co-mau-300x300.png
Không uống trà đậm: hiến máu trong vòng 1 tháng tốt nhất không uống trà đậm. Bởi vì trong trà chứa nhiều acid tannic, nó dễ kết hợp với protein và sắt, tạo ra chất cặn không được cơ thể hấp thu, ảnh hưởng sự hấp thu của cơ thể đối với protein và sắt, theo đó ảnh hưởng sự táo tạo tế bào máu cho người hiến máu. Vì vậy, những bạn có thói quen dùng trà, sau khi hiến máu trong vòng 1 tháng tốt nhất tạm thời “chia tay” với trà, uống chút nước trái cây (như: cam, kiwi…), vừa giải cơn nghiền trà, vừa bổ sung vitamin và acid folic, thúc đẩy việc tái tạo tế bào máu.

Không cần tẩm bổ nhiều: có thể dùng trái cây tươi và rau cải, chế phẩm đậu, chế phẩm sữa, thịt và cá tôm tươi, nhưng không cần tẩm bổ, tránh ăn quá nhiều.
Dùng nhiều thức ăn tạo máu: nguyên liệu chính cho tạo máu là protein, sắt, vitamin B12 và acid folic. Cơ thể sớm hấp thu được những chất này, sẽ đạt mục tiêu bổ máu nhanh chóng. Thức ăn chứa nhiều đạm tốt gồm sữa, thịt nạc, trứng, chế phẩm đậu, thức ăn chứa nhiều sắt gồm nội tạng động vật, sứa, tôm, mè, rong biển, nấm mèo đen, nấm hương, đậu hòa lan, đại táo, long nhãn… gan heo, cật heo, thịt bò chứa nhiều acid folic, gan động vật, cật heo, cật dê… chứa nhiều vitamin B12.

Muốn bổ máu thì ăn uống như thế nào ?

Người thiếu máu cần bổ máu. Phàm là thuốc bổ máu như: a giao, đương quy, thục địa, hà thủ ô đều có thể dùng; thức ăn như: gà, vịt, cá, thịt… đều là những thức ăn tốt để bổ máu.

Bên cạnh đó, các loại rau gồm rau cần, bó xôi, cà chua… cũng rất thích hợp dùng cho người thiếu máu. Trong đó, tác dụng bổ máu thấy rõ hơn là a giao. Đông y gọi a giao là “vật có nghĩa có tình với máu và thịt”, giúp nâng cao lượng hồng cầu và hemoglobin nhanh chóng, theo đó cải thiện được các triệu chứng do thiếu máu gây ra gồm váng đầu hoa mắt, hồi hộp mất ngủ, mỏi mệt mất sức, sắc mặt trắng nhạt, môi nhạt lưỡi nhạt…

Thế nhưng, thuốc bổ máu cũng có một khuyết điểm, đó là dễ gây khó tiêu, sình bụng… Hơn nữa, người thiếu máu phần đông có triệu chứng rối loạn tiêu hóa như chán ăn, sau ăn sình bụng, đại tiện lỏng. Đông y cho rằng đây là hiện tượng “khí huyết lưỡng hư”. Cho nên người thiếu máu thuộc dạng này không thể trực tiếp dùng thuốc bổ máu, mà trước tiên cần điều chỉnh chức năng tỳ vị. Ban đầu dùng phương pháp song bổ khí huyết, chờ đến khi chức năng tỳ vị chuyển biến tốt, rồi từng bước tăng lượng thuốc bổ máu.

Thiếu máu lại rối loạn chức năng tỳ vị, trước tiên dùng thuốc 5 - 7 thang như sau: đảng sâm 20g, bạch truật (sao) 12g, phục linh 12g, chích cam thảo 10g, trần bì 10g, hoài sơn 30g, hoàng kỳ 20g, quế chi 10g, hoắc hương 10g, sa nhân 5g (bỏ sau).
Xem thêm: cay co mau
http://caycomau.com/wp-content/uploads/2014/04/cay-co-mau-300x300.png
Sau khi dùng thuốc, khẩu vị dần có, lượng ăn tăng dần, đại tiện chuyển đặc hoặc thành khối, từ thang thuốc trên thêm đương quy 10g, phối hợp với hoàng kỳ vốn có trong thang thuốc, trở thành bài “Đương quy bổ huyết thang”, hoàng kỳ có thể dùng đến 30g. Chờ đến khi thèm ăn trở lại bình thường, mới có thể thêm a giao 5 - 6g, khuấy tan uống.

Ngoài ra, còn một món ăn bài thuốc nổi tiếng giới thiệu đến bạn đọc, tên gọi “Canh bổ máu đương quy thịt dê”.

Phương pháp chế biến: thịt dê 500g rửa sạch, thái lát nhỏ, sau khi trụng trong nồi nước sôi, vớt ra, dùng nước dội sạch, cho vào thố, thêm hoàng kỳ 30g, đảng sâm 30g, đương quy 30g (tất cả rửa sạch bọc trong túi vải), cho vào thố, đồng thời thêm rượu vang, gừng tươi và nước vừa đủ, đậy nắp tiềm cách thủy cho đến khi thịt nhừ canh đặc, nêm thêm muối, bột nêm gia vị thì dùng.
Món canh này không chỉ bổ máu, hơn nữa thịt dê tính ấm, hoàng kỳ, đảng sâm, đương quy cùng bổ khí bổ huyết, khu phong tán hàn, hoạt huyết sinh huyết, là món bổ rất thích hợp cho người thiếu máu mà ớn lạnh.

Tuesday, June 2, 2015

Bưởi: Dược liệu tự nhiên chữa cảm cúm, rụng tóc

Bưởi là trái cây giàu vitamin với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, nếu biết tận dụng thì bưởi có thể làm dược liệu chữa cảm cúm, rụng tóc rất hiệu quả nhé

>>> Nấm ngọc cẩu giúp tăng cường sinh lý
Có lẽ chúng ta đã nghe nói nhiều đến tác dụng của bưởi, bưởi chứa nhiều chất bổ dưỡng như các loại đường trái cây, đạm, béo, axit tannic, beta-caroten và các chất khoáng như phospho, sắt, canxi, kali, magie, các vitamin B1, B2, C. Bưởi là loại trái cây có hàm lượng kali cao (159mg%) và viatamin C tới 59mg%.
Trong Đông y quả bưởi là dược liệu rất tốt, cơm bưởi vị ngọt chua, tính mát, không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu. Vỏ ngoài chứa tinh dầu, vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giảm đau. Hạt bưởi vị đắng, tính ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoát vị bẹn. Lá bưởi vị đắng, the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu sưng, tiêu viêm.
>>>>cay co mau
Vỏ ngoài của bưởi chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và trị cảm cúm, thường được dùng trong liệu pháp nấu nồi xông giải cảm. Dùng vỏ ngoài của quả bưởi xoa trên da đầu có thể kích thích lỗ chân lông phòng trị bệnh hói hay rụng tóc.
Thông tin bên lề
ca-gai-leo
Giá: 120.000 VND /kg
Cà gai leo là một trong những dược liệu tự nhiêncó tác dụng bảo vệ gan rất mạnh được nghiên cứu bài bản kỹ lưỡng và được các nhà khoa học Việt Nam và thế giới đánh giá rất cao. Đây là cây thuốc nam được đánh tốt nhất hiện nay về tác dụng giải độc gan.