Lâu nay, chúng ta vẫn biết đến atiso
là một loại hoa được các bà nội trợ sử dụng làm món canh ngon,
mát bổ. Tuy nhiên, bên cạnh hương vị thơm ngon, atiso còn là một loài
thảo mộc có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
>>>>>>cay co mau
Vậy, hoa atiso có tác dụng như thế nào đối với sức khỏe con người?
Tìm hiểu về hoa atiso
Atisô
(tên khoa học: Cynara scolymus) là loại cây là gai lâu năm có nguồn gốc
từ miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải) đã được người Cổ Hy Lạp và Cổ
La Mã trồng để lấy hoa làm rau ăn. Atisô có thể cao lên tới 1,5 đến 2
mét, lá cây dài từ 50-80 cm.
Atisô
được trồng ở Việt Nam từ hàng trăm năm nay ở các vùng có khí hậu ôn đới
như Ðà Lạt (Lâm Ðồng), Sapa (Lào Cai), Tam Ðảo (Vĩnh Phúc). Ðến nay
atisô được phát triển trồng ở nhiều nơi, kể cả vùng đồng bằng…
Hoa atiso (Ảnh minh họa)
Lịch sử hoa atiso
Những
cây atisô được trồng đầu tiên ở quanh Naples vào giữa thế kỷ 15. Nó
được Catherine de Medici giới thiệu tới nước Pháp trong thế kỷ 16, sau
đó, người Hà Lan mang nó đến nước Anh.
Atisô
tiếp tục được mang tới Mỹ trong thế kỷ 19 bởi những người đến nhập cư:
bang Louisiana bởi người Pháp và bang California bởi người Tây Ban Nha.
Ngày nay, atisô được trồng chủ yếu ở Pháp, Ý và Tây Ban Nha, Mỹ và các
nước Mỹ Latinh.
Atisô
du thực vào Việt Nam đầu thế kỷ 20, được trồng ở Sa Pa, Tam Đảo, nhiều
nhất là ở Đà Lạt. Tên gọi của nó là sự phiên âm sang tiếng Việt của từ
tiếng Pháp artichaut.
Hoạt chất và công dụng của atiso
Hoạt chất của atisô:
+ Chất cynarine (Acide 1- 4 dicaféin quinic).
+ Chất inulin, inulinaza, tamin.
+ Các muối hữu cơ của các kim loại Kali, Canxi, Magiê, Natri...
Tác dụng Atisô:
Atiso chữa các bệnh về gan, thận…(Ảnh minh họa)
+ Hạ cholesterol và urê trong máu.
+ Tạo mật, tăng tiết mật, lợi tiểu.
+ Làm thuốc thông mật, thông tiểu tiện.
+ Chữa các chứng bệnh về gan, thận….
Atiso tác dụng đến cơ thể như thế nào?
Giúp trẻ hóa cơ thể và giảm nguy cơ ung thư
+ Atiso chứa một loại chất
chống oxy hóa rất hiếm là Flavonoid. Các chất chống oxy hóa có tác dụng
ngăn chặn quá trình lão hóa của cơ thể, giúp người sử dụng giữ được
tuổi thanh xuân.
+ Hàm lượng Flavonoid là hợp chất chống oxy hóa hữu hiệu chiếm tỷ trọng lên tới 12% trong đài quả và 5-6% trong lá atiso.
+
Các chất Flavonoid là những chất oxy hóa chậm, ngăn chặn quá trình oxy
hóa do các gốc tự do, có thể là nguyên nhân làm cho tế bào hoạt động
khác thường. Các gốc tự do sinh ra trong quá trình trao đổi chất thường
là các gốc tự do như OH•, ROO• (là các yếu tố gây biến dị, huỷ hoại tế
bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hoá,...).
Ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, thoái hóa gan…
>>>>>cay an xoa
+
Flavonoid có khả năng tạo phức với các ion kim loại nên có tác dụng như
những chất xúc tác ngăn cản các phản ứng oxy hoá. Do đó, các chất
flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai
biến mạch, lão hoá, thoái hoá gan, tổn thương do bức xạ.
+
Hyaluronidase là enzym làm tăng tính thấm của mao mạch, khi thừa enzym
này sẽ xảy ra hiện tượng xuất huyết dưới da. Flavonoid ức chế sự hoạt
động của hyaluronidase, vì thế, nếu được bổ sung flavonoid, tình trạng
trên sẽ cải thiện. Phối hợp với vitamin C và flavonoid sẽ tăng cường tác
dụng trị liệu.