Sunday, August 3, 2014

Cây cỏ máu thường leo vắt vẻo trên những cây cổ thụ trong rừng sâu như cây chạc chìu

Người lần đầu đến Tuyên Hóa, Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, sẽ không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy con gái ở đây đa số có làn da trắng hồng, mái tóc đen dài óng ả, nụ cười chúm chím.

Cây cỏ máu thường leo vắt vẻo trên những cây cổ thụ trong rừng sâu như cây chạc chìu. Thân cây cỏ máu thường có đường kính bằng bắp tay người lớn, đôi khi bằng cả bắp chân. Cỏ máu có hai loại gỗ trắng và gỗ đỏ. Khi dùng làm thuốc, loại gỗ trắng không tốt bằng loại gỗ đỏ. Vốn xưa kia, người Chứt, người Nguồn (người Kinh sống ở miền núi lâu năm) ở Minh Hóa sống trong rừng già, khi đói thì họ ăn bồi với ốc đực, khát thì uống nước suối, nước khe, đau ốm thì hái lá rừng, đào rễ cây rừng làm thuốc.
Sau khi hái cỏ máu về, họ thường cắt khúc dài cỡ 40 đến 50 phân rồi đem bỏ vào những hố đất, sau đó đốt như đốt than cho đến khi vỏ cây cháy sém, nhựa cây đủ độ chín thì lấy ra treo lên giàn bếp để dùng dần. Đây là bí quyết xử lý để tạo nên phương thuốc cay co mau.


cay co mau
Cách sắc cây cỏ máu để dùng cũng khá đơn giản. Lấy khúc cỏ máu treo trên giàn bếp xuống. Rửa sạch bồ hóng rồi dùng rựa đẽo nhỏ thành dăm bào. Đem bỏ đủ lượng cỏ máu vừa đẽo ra vào nồi sắc lên, hằng ngày uống thay cho nước chè, nước vối. Nước cỏ máu sau khi sắc thường có màu đỏ tươi như máu. Khi uống có vị chát, ngọt nhẹ. Uống xong có vị ngọt hậu rất dễ chịu. Có một điều lạ là nước sắc từ cỏ máu không bao giờ bị thiu, dù có để lâu đến mấy ngày…