Trong đời sống của người Rục – một tộc người được “phát hiện” tại Quảng Bình hơn 50 năm trước – không thể thiếu một loại cây, được xem như là một thứ thần dược bí truyền, đó chính là cây cỏ máu hay còn gọi là “rệt cun tang”
“Thần dược” cho phụ nữ
Từ các bản của người Rục đang sống, phải
mất gần một ngày đường đi bộ mới đến được vị trí có cây “cỏ máu” mọc,
đường đi phải vượt qua nhiều núi đá cao và đến nhiều nơi đang
còn ít dấu chân người. Đây là một loại cây thân mộc, kích thước lớn,
rễ cây nằm sâu dưới đất to bằng bắp chân. Rễ cây được đào lên, phủi sạch
đất và hơ trên bếp lửa trước khi được chặt nhỏ thành từng lát và nấu
lấy nước uống hằng ngày. Sau khi nấu sôi, nước có màu đỏ như màu máu,
khi uống hơi có vị chát, đắng, sau khi uống miệng có vị ngọt nhẹ.
Người Rục tin rằng nhờ có nước cây cỏ
máu mà họ đã chống lại mọi bệnh tật, đặc biệt nhờ nó mà phụ
nữ có được sức khỏe và hồi phục nhanh sau khi sinh nở.
Loài cây này thuộc loài dây leo nhưng có thân to như cổ tay, thường
leo vắt vẻo trên những cây cổ thụ trong rừng sâu như cây chạc chìu. Thân
cây có đường kính bằng bắp tay người lớn, đôi khi bằng cả bắp đùi. Có
hai loại gỗ trắng và gỗ đỏ. Nếu dùng làm thuốc, loại gỗ trắng không tốt
bằng loại gỗ đỏ.
Để bảo quản loại cây này dùng lâu dài người dân đi hái về bỏ vào đất hầm đốt như than để cho vỏ cây cháy xém, đến khi thấy nhựa đủ độ chín thì treo lên giàn bếp (bí quyết để tạo nên dược tính). Lưu ý: nếu hái về phải dùng ngay hoặc không được đốt quá cháy sẽ mất hết dược chất.
Hướng dẫn bảo quản:
Cay co mau tươi hái về dùng ngay sẽ không có tác dụng gì. Vì thế phải đốt cháy phần vỏ ngoài. Nếu Cây cỏ máu tươi bị đốt cháy quá lửa cũng sẽ làm mất hết dược chất của nó.
Rễ cỏ máu sau khi được đốt cháy vỏ ngoài thì có thể treo lên sau nhà bếp, tránh những nơi ẩm mốc và mối mọt.